Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics (LCI) cấp tỉnh năm 2022
Ngày 17/11, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, lần đầu tiên công bố bản báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh logistics (LCI) cấp tỉnh của Việt Nam. Bản báo cáo này do Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) và Dream Incubator (DI) thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ “Xếp hạng, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics và doanh nghiệp dịch vụ logistics”.
Năm đầu tiên thực hiện có 26 tỉnh và thành phố đã được lựa chọn dựa trên sự nổi bật về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), khối lượng hàng hóa luân chuyển và số lượng doanh nghiệp logistics. Với lần đánh giá này, có 21 địa phương ở tất cả các vùng kinh tế trong cả nước được đánh giá và xếp hạng.
3 địa phương có hoạt động logistics phát triển mạnh là TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương lần lượt chiếm 3 vị trí đầu tiên trên danh sách xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh logistics. Bắc Ninh đứng thứ 8 cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh logistics.
Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh là chỉ số đo lường và đánh giá tốc độ phát triển, chất lượng, cơ sở hạ tầng, chính sách của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt nam về ngành kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam.
Dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI) là sáng kiến của Hiệp hội VLA. Dự án có sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) và Dream Incubator (DI).
Logistics lược xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó, cho thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics nhằm gia tăng giá trị hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu rát cần thiết trong bối cảnh hậu COVID-19...
trong mấy năm trở lại đây, đầu tư vào hạ tầng logistics được đẩy mạnh đồng bộ các tuyến đường cao tốc, sân bay, cảng biển, trung tâm logistics. Trong bối cảnh đó, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, thu hút đầu tư vào VN cũng ngày một gia tăng, giúp đà tăng trưởng của ngành dịch vụ logistics luôn tăng trưởng hai con số. Trong những năm qua, việc chuỗi cung ứng đứt gãy, kinh tế thế giới suy thoái do tác động của dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai… đã tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu; gây ra tác động dây chuyền đến dịch vụ logistics.



